Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu là bệnh khá phổ biến. Thời tiết Việt Nam nóng ẩm, mưa nhiều, nên tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp trên cây trồng. Để khắc phục những điều trên chúng ta cần có những biện pháp phòng bệnh tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại bà con nên nắm rõ nguyên nhân và cách điều trị.
Hãy cùng tìm hiểu bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu và phương pháp phòng trừ trong bài viết dưới đây nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU
Bệnh do một loài nấm sống dưới đất, thích nước: Phytophthora sp (P.capsici, P. nicotianae, P.cinnamomi), gây ra nên bệnh chỉ xuất hiện và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối vụ, khoảng đầu mùa khô từ tháng 12 đến tháng 1, tiêu chết hàng loạt.

Thông thường Phytophthora tấn công kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công nên tiêu càng chết nhanh.
Nấm có thể xâm nhập vào hầu hết các bộ phận của cây hồ tiêu như lá, rễ, thân, cành… nhất là những bộ phận nằm trên và gần mặt đất. Kinh nghiệm cho thấy, bệnh xuất hiện ở những vườn tiêu từ 3, 4 năm tuổi trở lên, khi phát hiện có 5-7% số cây trong vườn chết thì hầu hết số cây trong vườn đã bị nhiễm bệnh.
TRIỆU CHỨNG DỄ NHẬN BIẾT GÂY RA BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU

Nấm Phytophthora Palmivora có thể gây bệnh ở hầu hết các bộ phận của cây trồng như: thân, lá, hoa, quả, rễ… Hiện nay, tình trạng bệnh nặng nhất, diễn biến phức tạp khi nấm gây bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu tấn công vào rễ và cổ rễ.
Triệu chứng tiêu chết nhanh rất dễ quan sát bằng mắt thường, khi cây tiêu còn xanh thì xuất hiện một số lá úa, sau đó tiếp tục chuyển sang màu vàng và chết ngay sau đó. Sau đó, các đốt trên thân cây chuyển sang màu thâm đen và rụng.
Hiện tượng rụng lá, rụng đốt thường bắt đầu từ ngọn đến thân. Bệnh xâm nhập vào hồ tiêu bắt đầu từ phần bên dưới mặt đất, gây thối cổ rễ và thối rễ chuyển sang màu đen.
Sau đó, các vết thối, đốm đen dần lan rộng trên cây tiêu, xuất hiện các triệu chứng như vàng lá, héo úa, rụng đốt.
Bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu, từ khi lá bắt đầu chuyển sang màu vàng đến khi lá rụng hàng loạt chỉ trong khoảng 5-7 ngày, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời cây sẽ chết hoàn toàn trong vòng 7-10 ngày.
Trong mùa mưa bệnh lây lan rất nhanh thông qua đường nước và không khí. Cần cách ly và xử lý những cây bị bệnh không để lây lan sang những cây còn lại trong vườn.
SẢN PHẨM RIDOMAN 720WP GÂY RA BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU
RIDOMAN 720WP – CHUYÊN ĐẶC TRỊ BỆNH CHẾT NHANH TRÊN HỒ TIÊU
THÀNH PHẦN RIDOMAN 720WP
+ Mancozeb: 640 gram / kg.
+ Metalaxyl: 80 gram / kg.

– Ridoman 720WP là sự hỗn hợp hoàn hảo của 2 hoạt chất Mancozeb và Metalaxyl, có khả năng bám dính tốt, tác dụng tiếp xúc, nội hấp và lưu dẫn mạnh, bảo vệ cây trồng chống lại nhiều sự tấn công của các loại nấm gây bệnh.
– Thuốc được đăng ký trừ bệnh chết nhanh hồ tiêu.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG RIDOMAN 720WP

– Đối tượng dịch hại: Bệnh chết nhanh/hồ tiêu.
– Liều sử dụng: 0.15 – 0.18%
– Pha từ 25 – 30gr cho bình phun 16 lít.
– Lượng nước phun từ: 400 – 500 lít/ha.
– Thời điểm sử dụng: Phun thuốc khi dịch hại mới xuất hiện, phun 2 lần cách nhau 7 ngày.
LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu và những biện pháp trị bệnh bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu dứt điểm để giúp cây khỏe mạnh
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ hotline nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !