Bệnh chùn đọt là một trong những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến cây chuối, khiến cây phát triển kém, lá nhỏ và biến dạng. Khi không được phát hiện và xử lý kịp thời, bệnh này có thể gây giảm năng suất đáng kể, thậm chí gây chết cây. Vậy nguyên nhân do đâu và dấu hiệu nhận biết như thế nào mời bà con cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây !

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH CHÙN ĐỌT CHUỐI
Virus BBTV (Banana Bunchy Top Virus)
Bệnh chùn đọt trên cây chuối thường do virus BBTV gây ra. Virus này được truyền từ cây này sang cây khác thông qua rệp, và thường xuất hiện nhiều trong vụ xuân hè (tháng 4-6), trùng với thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh.
Virus gây ra các triệu chứng như lá ngắn, lá sau thường ngắn hơn lá trước, cuống lá xếp sít nhau, và cây lớn không trổ buồng hoặc trổ buồng ngang thân giả.
Môi trường không thuận lợi

Ngoài ra, môi trường không thuận lợi cũng có thể gây ra bệnh chùn đọt trên cây chuối. Nếu cây chuối không được chăm sóc đúng cách, thiếu dinh dưỡng, hoặc phải đối mặt với điều kiện thời tiết bất lợi, nó có thể trở nên yếu đuối và dễ bị tấn công bởi virus và sâu bệnh.
Thiếu chăm sóc và kiểm soát sâu bệnh
Ngoài ra, việc thiếu chăm sóc và kiểm soát sâu bệnh cũng có thể tạo điều kiện cho virus BBTV phát triển. Việc không đánh bỏ và tiêu hủy cây bệnh, cũng như không sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc trị nấm định kỳ có thể tạo điều kiện cho sự lây lan của virus và sâu bệnh trên cây chuối.
CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH CHÙM ĐỌT CHUỐI ?

Triệu chứng của bệnh chùn đọt trên cây chuối
– Lá ngắn và cuống lá xếp sít nhau.
– Lá sau thường ngắn hơn lá trước.
– Cây con lụi dần, không phát triển mạnh.
– Lá nhỏ và dựng đứng: Lá non của cây có kích thước nhỏ bất thường, xếp sít nhau, và thường dựng đứng.
– Gân lá sẫm màu: Khi nhìn gần, các gân lá có màu xanh đậm hoặc đen bất thường.
– Sự phát triển chậm: Cây chuối bị bệnh sẽ còi cọc, không ra lá mới hoặc lá mới ra rất nhỏ.
– Đọt chuối không vươn dài: Đỉnh sinh trưởng của cây bị ngừng lại, cây trông như bị “cụt ngọn”.
– Không ra hoa, quả: Ở những cây trưởng thành, bệnh có thể khiến cây không ra buồng hoặc cho buồng nhỏ, kém năng suất.
Phát sinh và phát triển của bệnh chùn đọt trên cây chuối
– Môi giới truyền bệnh là rệp, thường xuất hiện nhiều trong vụ xuân hè (tháng 4-6), trùng với thời kỳ cây chuối sinh trưởng mạnh.
PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH CHÙN ĐỌT CHUỐI
Sử dụng giống chuối kháng bệnh
Để phòng tránh bệnh chùn đọt, việc sử dụng giống chuối có khả năng kháng bệnh là rất quan trọng. Cần chọn lựa những giống chuối có sức đề kháng cao với bệnh chùn đọt để trồng. Việc này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh và tăng cường sức khỏe cho vườn chuối.
Sử dụng phương pháp phun thuốc phòng trừ bệnh
Để điều trị bệnh chùn đọt trên cây chuối, cần sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc trị nấm phù hợp như Mancozeb, Daconil, Ridomil,…. Việc phun thuốc cần được thực hiện định kỳ hoặc khi thấy có dấu hiệu của bệnh hại. Điều này giúp ngăn chặn sự lan truyền của bệnh và bảo vệ sức khỏe của cây chuối.
LỜI KẾT:
Bệnh chùn đọt chuối nói nguy hiểm thì rất nguy hiểm khi chúng ta không biết cách phòng trị bệnh kịp thời, nhưng nếu chúng ta biết cách phòng và trị bệnh kịp thời thì nó lại trở nên rất dễ dàng. Vậy nên bà con còn thắc mắc gì về bệnh vui lòng liên hệ hotline
0971.272.030 hoặc website nongnghiepthuanthien.com.vn để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !