Sầu riêng bị khô bông là một trong những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng lớn đến năng suất của cả mùa vụ. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do điều kiện thời tiết bất thường, có sương muối, sự canh tranh các chất dinh dưỡng khiến cây sầu riêng bị suy yếu, bông bị héo úa, khô và rụng dần đi.
Trong bài viết dưới đây, Nông nghiệp thuận thiên sẽ chia sẻ đến quý bà con chi tiết hơn về các dấu hiệu nhận biết và thuốc để xử lý dứt điểm tình trạng khô bông ở cây sầu riêng

KHÔ BÔNG Ở SẦU RIÊNG LÀ GÌ ?
Khô bông ở cây sầu riêng là tình trạng gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của mùa vụ. Khi cây sầu riêng bị khô bông thì hoa sẽ bị héo úa, hoa rụng sớm, làm giảm số lượng quả và chất lượng trái ra không đạt chuẩn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bông sầu riêng bị khô đó là do: nấm bệnh, thời tiết, cây thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác không đúng…..
Việc phát hiện và xử lý sớm tình trạng khô bông trên cây sầu riêng có vai trò vô cùng quan trọng để bảo vệ năng suất mùa vụ và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho bà con nhà vườn.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN SẦU RIÊNG BỊ KHÔ BÔNG ?

Do nấm bệnh
Loại nấm bệnh có tên khoa học là Colletotrichum gloeosporioides là một trong những nguyên nhân chính khiến bông sầu riêng bị khô và rụng sớm, loại nấm bệnh này sẽ gây ra bệnh thán thư trên bông sầu.
Khi bị nấm bệnh tấn công thì bông cây sầu riêng sẽ xuất hiện tình trạng nấm, thiếu dưỡng chất, làm bông bị khô lại.
Loại nấm bệnh này phát triển mạnh khi gặp mưa lớn, chúng có thể lan truyền các bào tử theo gió, rơi xuống đất, làm lan truyền qua các cây trồng khác.
Do bông bị thiếu dinh dưỡng
Nếu trong giai đoạn ra hoa mà bà con không bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho hoa thì hoa sẽ bị thiếu dưỡng chất, yếu ớt, hoa bị khô héo và rụng đi.
Bà con cần quan sát cây kỹ, nếu thấy tình trạng khô bông nhiều hơn 10% thì bà con cần có biện pháp can thiệp ngay để tránh bị nặng hơn và dẫn đến rụng bông hàng loạt.
Do số lượng bông nhiều
Nếu trên một chùm có quả nhiều bông thì sẽ xuất hiện tình trạng canh tranh chất dinh dưỡng, khiến cho một số bông bị thiếu dưỡng chất dẫn đến tình trạng khô bông.
Những bông bị khô và rụng thường có kích thước nhỏ, mọc ở vị trí không thuận lợi, khó cạnh tranh các dưỡng chất lại với các bông khỏe nên thường bị khô đen, gãy và rụng đi.
TRIỆU CHỨNG DẪN ĐẾN KHÔ BÔNG SẦU RIÊNG ?
- Khi bông sầu riêng có tình trạng bị khô thì về mặt bông sẽ không trơn mà sẽ hơi nhăn, màu không được sáng, có dấu hiệu chuyển sang màu nâu, kém sức sống, khô đen và héo, rỗng ruột.
- Nhụy cái ở giữa nụ hoa sẽ bị cong lại và khô đen, sau đó lan dần ra các vòi nhị đực xung quanh nhụy cái. Trên bề mặt bông xuất hiện các vết nấm màu nâu và bị lõm vào bên trong.
- Khi bông sầu riêng vừa nở xong thì bị rụng rất nhiều, các trái non thì bị móp méo, trái bị lì gai, lâu lớn, lâu dần thì bị rụng hết nếu không chữa trị kịp thời.
TÁC HẠI NGUY HIỂM KHIẾN SẦU RIÊNG BỊ KHÔ BÔNG ?

Khi bông sầu riêng bị khô thì quá trình thụ phấn và hình thành quả non trên cây sẽ bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến số lượng quả trên cây. Quả sầu riêng ra bị nhỏ, hương vị kém và dễ bị sâu bệnh tấn công.
Sầu riêng khô bông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và sâu hại, nếu không phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời thì bệnh sẽ lây lan nghiêm trọng trên toàn vườn.
Nếu tình trạng khô bông kéo dài thì cây sầu riêng sẽ trở nên yếu đuối, dễ bị gãy cành và rụng lá, khiến cây bị giảm khả năng chống chịu trước điều kiện thời tiết bất lợi.
LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc hẳn bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về bệnh khô bông trên sầu riêng và những nguyên nhân cần phải lưu ý
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !