Quy trình chăm sóc sầu riêng ra hoa thường sẽ có 4 giai đoạn. Bao gồm: tưới nước, dinh dưỡng, ngừa bệnh và tỉa bông. Bà con hãy cùng tham khảo để hiểu hơn về quy trình làm bông cũng như những lưu ý quan trọng thông qua bài chia sẻ dưới đây nhé !

QUY TRÌNH DƯỠNG BÔNG SẦU RIÊNG GIAI ĐOẠN LÀM BÔNG
Cách tưới nước
Để cây ra bông sầu riêng thì việc siết nước (hãm nước) tạo điều kiện khô hạn là rất cần thiết. Cần ngưng tưới nước ở khu vực Miền Đông – Tây Nguyên. Cũng như ngưng tưới nước kết hợp siết cạn nước trong mương ở khu vực Miền Tây. Điều này sẽ kéo dài trong suốt thời gian dưỡng bông sầu riêng. Từ khi xử lý mầm hoa đến khi mắt cua ra hoàn chỉnh.
Nhưng sau khi mắt cua sáng hoàn toàn thì cây cần nước để tiếp tục sống và nuôi bông. Lúc này, nhà vườn cần cung cấp nước cho cây dưỡng bông sầu riêng. Cụ thể, thời điểm tưới bắt đầu tưới lại khi mắt cua ra dài 2-3 cm.
Cách tưới: khi bắt đầu tưới lại chỉ tưới sương nhẹ mặt đất. Sau đó qua mỗi lần tưới tăng dần lượng nước thêm một ít. Thời gian từ 1-2 ngày tưới 1 lần (tuỳ điều kiện từng vùng). Sau đó, duy trì tưới nước bình thường trong suốt giai đoạn chăm sóc sầu riêng ra hoa.
Vấn đề dinh dưỡng khi dưỡng bông sầu riêng

Trong thời gian xử lý cho cây ra mắt cua, cây bị siết nước nên rất yếu. Vì vậy sau khi nhấp nước xong cần bón phân lại ngay. Để cung cấp dinh dưỡng nuôi cây khỏe, mắt cua ra đều, to, mập.
Ưu tiên hữu cơ trước, sau đó bổ sung các loại phân NPK ba số. Bao gồm: 15-15-15, 16-16-16, 17-17-17,… và có thể phun phân bón lá bổ sung. Thời điểm bón dưỡng bông sầu riêng như sau:
Phân hữu cơ: định kì 1-1,5 tháng bón/lần
Phân hóa học: định kì 7-10 ngày/lần
- Cây 5-6 năm bón khoảng 1,5 kg/gốc
- Cây 7-8 năm bón khoảng 2 kg/gốc
- Cây 8-10 năm bón khoảng 3 kg/gốc
Góp ý: Trong giai đoạn cây mang bông nên cho cây đi thêm một cơi đọt nữa. Khi cây có thêm lá sẽ giúp cây khỏe hơn, nuôi bông – trái tốt hơn. Tuy nhiên, cơi lá này phải hoàn chỉnh (lá phải chuyển sang lụa) trước khi xổ nhụy.
Phun ngừa bệnh cho cây dưỡng bông sầu riêng

Vào thời điểm dưỡng bông sầu riêng sau khi mắt cua ra hoàn chỉnh. Nhưng hãy lưu ý, giai đoạn cây đang ra mắt cua (mắt cua vẫn chưa sáng rõ) cực kì nhạy cảm. Do đó tuyệt đối không phun xịt thuốc trong giai đoạn chăm sóc sầu riêng ra bông. Việc phun ngừa bệnh chỉ tiến hành lúc chăm sóc sầu riêng trước khi ra bông. Và tiếp theo là sau khi mắt cua đã ra hoàn toàn.
- Hoạt chất thuốc phun ngừa bệnh: Matalaxyl hoặc Matalaxyl+Mancozeb hoặc Hexaconazole hoặc Difenoconazole+Azoxystrobin hoặc Difenoconazole+Propiconazole…
- Hoạt chất thuốc phun ngừa sâu: Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Chlorfenapyr,…
Tỉa bông sầu riêng
Đa số nhà vườn đều nghĩ để bông càng nhiều thì dễ đậu trái hơn. Hoặc cảm thấy tiếc không dám tỉa bỏ. Nên việc tỉa bông ngay từ đầu chừa lại số lượng bông phù hợp ở vị trí thích hợp. Để bông nào cũng mập, chắc khoẻ, thành công trong quá trình dưỡng bông sầu riêng.
Trong giai đoạn bông (trước khi xổ nhụy) sẽ qua 3 lần tỉa bông. Công ty có làm video hướng dẫn tỉa bông chi tiết. Các bạn có thể tham khảo thêm để tỉa đúng kỹ thuật. Nhằm chăm sóc sầu riêng ra hoa đạt hiệu quả hơn
LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về quy trình làm bông cũng như những lưu ý quan trọng trong giai đoạn làm bông
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !