Chat hỗ trợ
Chat ngay
CẢNH BÁO MỌT GÂY HẠI CỔ RỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

CẢNH BÁO MỌT GÂY HẠI CỔ RỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

Mọt đục cành (Xyleborus morstatti) gây thiệt hại lớn cho vườn cà phê ở giai đoạn kiến thiết. Những cành bị mọt tấn công thường phải cắt bỏ, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cà phê.

Vậy mọt đục cành gây hại như thế nào và biện pháp phòng trừ ra sao mời bà con cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé !

CẢNH BÁO MỌT GÂY HẠI CỔ RỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ
CẢNH BÁO MỌT GÂY HẠI CỔ RỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỌT ĐỤC CÀNH GÂY HẠI CHO CÂY ?

Mọt trưởng thành đục một lỗ nhỏ bên dưới các cành tơ hay bên hông các chồi vượt làm thành một tổ rỗng và đào hang rãnh bên trong để đẻ trứng.

Mọt cái đẻ trứng trong hang do chúng tạo ra, sâu non khi nở ra chỉ ăn một loại nấm Ambrosia do mọt cái trưởng thành mang các bào tử nấm vào trong quá trình làm tổ.

Vòng đời của mọt đục cành kéo dài từ 31 – 48 ngày. Mọt trưởng thành có thể di chuyển đến một số cây ký chủ khác như cây bơ, ca cao, xoài… Ở Tây Nguyên, muồng hoa vàng hạt to và cây đậu săng là 2 cây ký chủ phụ chủ yếu của mọt đục cành.

DẤU HIỆU MỌT ĐỤC CÀNH GÂY HẠI TRÊN CÂY ?

DẤU HIỆU MỌT ĐỤC CÀNH GÂY HẠI TRÊN CÂY
DẤU HIỆU MỌT ĐỤC CÀNH GÂY HẠI TRÊN CÂY

Khi thăm vườn, nếu thấy cây có dấu hiệu buồn buồn, ngủ ngày, lá vàng và mũi giáo cụp, bị đen là biểu hiện của mạch dẫn dinh dưỡng có vấn đề. Bên cạnh tác nhân do ngộ độc, chế độ nước, bệnh hại, tuyến trùng thì dạo gần đây mọt  là nỗi lo lớn của bà con nhà vườn.

Mọt khó phát hiện, khi phát hiện thì đã bội nhiễm với đối tượng Phytophthora gây bệnh xì mủ khô. Lúc này cây suy kiệt trầm trọng, nếu không có hướng xử lý đúng sẽ làm chết cây và lây sang những cây khác.

Ngoài các vị trí quen thuộc như dạ cành, chảng 3 thì nơi thích nhất của mọt là cổ rễ – nơi gỗ cứng chắc, phù hợp để đào hang, trồng nấm và nuôi con.

Tuy nhiên cổ rễ là con đường huyết mạch vận chuyển nước, dinh dưỡng khoáng, tín hiệu sinh trưởng và đường bột nuôi cây. Vì thế nếu bị mọt cây sẽ khô nhựa và chết nhanh chóng.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ MỌT ĐỤC CÀNH HẠI CÂY TRỒNG ?

Mọt sở dĩ khó kiểm soát là do cơ thể nhỏ, thích làm hang sâu, ngoằn nghèo và ẩn trốn trong đó khiến nhà vườn phát hiện trễ. Mặt khác, khi điều trị đòi hỏi chế phẩm phải diệt được thành trùng có lớp chitin không thấm nước, còn ấu trùng và trứng thì nằm sâu bên trong thuốc khó tiếp xúc.

Bộ 3 diệt mọt An Phát Nông với sự góp mặt của 3 chế phẩm. Trong đó nòng cốt là Redmine, Thần Công mang đặc tính xông hơi, lưu dẫn và trực tiếp tiêu diệt côn trùng gây hại. Chế phẩm thứ 3 chính là trợ lực Thấm sâu 30 giây giúp gia tăng hiệu lực của thuốc, dẫn đường và tăng bám dính.

BỘ BA DIỆT MỌT ĐỤC CÀNH
BỘ BA DIỆT MỌT ĐỤC CÀNH

Khi phun hoặc quét bộ 3 diệt mọt vào vết đục li ti, hơi thuốc làm thành trùng bị ngạt và chui khỏi hang chỉ sau 5 – 10 giây. Với ấu trùng và trứng do không di chuyển nhanh nhẹn nên sẽ chết ngay trong đường đục.

Đặc tính mọt thường gây hại thời kỳ kinh doanh – khi lõi cây trưởng thành và nhiều dinh dưỡng để nuôi nấm (thức ăn của mọt). Lúc này muốn trừ mọt nhà vườn lại sợ thuốc không chất lượng, nhủ dầu có thể làm nóng cây, nám bông và trái.

Bộ 3 diệt mọt cấu tạo từ những dòng chế phẩm tiên tiến, dạng sữa SC, EW nên rất an toàn. Có thể phun xịt mọi gian đoạn, kể cả thời điểm nhạy cảm như mắt cua, xổ nhụy, chạy trái. Ngoài phun thân cành trừ mọt, xén tóc, sâu đục trái còn có thể phun ngoài tán lá để trị nhện, rệp sáp,…

LỜI KẾT:

Qua bài viết trên chắc hẳn bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về Sầu riêng bị Mọt đục cành tấn công và biện pháp phòng trừ hiệu quả 

Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *