Bón phân cũng giống như việc cho cây trồng “ăn” những dinh dưỡng chúng cần. Và có hai lỗi lầm phổ biến mà những người trồng cây như chúng ta thường mắc phải: bón phân quá ít khiến cây chậm phát triển hoặc bón phân quá nhiều gây dư thừa phân bón và ngộ độc.
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về việc bón phân quá nhiều gây ngộ độc phân bón, những dấu hiệu cây đang chịu đựng do thừa dinh dưỡng và phương pháp cứu chữa cho cây trong bài chia sẻ dưới đây nhé !

VÌ SAO LẠI CÓ TÌNH TRẠNG DƯ THỪA PHÂN BÓN TRÊN CÂY TRỒNG ?
Dư thừa phân bón xảy ra khi chúng ta tưới hoặc bón quá nhiều cho cây trồng trong cùng một thời điểm hoặc các thời điểm quá sát nhau.
Điều đó khiến cây không kịp hấp thụ, phân bón bị tồn động trong đất, làm mặn đất và có thể gây hại cây.
Vì thế khi bón phân cho cây trồng, đặc biệt là cây cảnh, bạn nên lưu ý rằng “ít hơn sẽ tốt hơn”.
ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA NẾU BÓN PHÂN BÓN QUÁ NHIỀU ?
Khi bón quá nhiều phân bón,, cây không thể hút nước. Thực vật dựa vào độ chênh lệch áp suất thẩm thấu để lấy nước trong đất.
Ở điều kiện thông thường, nước sẽ thẩm thấu từ đất vào rễ nhưng khi thừa phân bón, nồng độ muối trong đất sẽ tăng lên khiến dòng nước sẽ đảo ngược.
Nước chảy ngược từ rễ ra đất, dẫn đến cây bị mất nước, việc mất nước liên tục khiến cây khô héo, không thể phát triển và cuối cùng là chết.
DẤU HIỆU VỀ VIỆC CÂY TRỒNG ĐANG BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN ?

- Vùng lá phía dưới bị úa vàng và héo rũ
- Viền là bị khô nâu (hay gọi là cháy mép lá)
- Rụng lá
- Phần rễ chuyển bị đen hoặc bị úng
- Trên bề mặt đất xuất hiện các mảng trắng trong như nấm mốc
- Phát triển chậm hoặc ngưng phát triển
CÁCH CẤP CỨU KHI CÂY BỊ NGỘ ĐỘC PHÂN BÓN ?

Điều đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ càng nhiều phân bón dư thừa càng tốt.
Nếu có lớp phân bón bám trên bề mặt đất, hãy dùng thìa để loại bỏ chúng một cách cẩn thận. Nhưng lưu ý, bạn chỉ cào bỏ “lớp muối” trên bề mặt, đừng lấy đi quá nhiều đất trồng (không quá ¼ lượng đất hiện tại). Bởi, lột bỏ quá nhiều đất sẽ vô tình khiến cây trồng của bạn càng bị sốc thêm!
Tiếp theo, loại bỏ lá héo hoặc và cháy.
Dùng kiềm hoặc kéo bén đả khử khuẩn bằng cồn 70 độ để cắt bỏ những phần lá bị hư, cháy. Cũng như trên, nếu cây trồng đã có biểu hiện héo hàng loạt, bạn nên cân nhắc loại bỏ dần dần lá hư chứ không cắt bỏ toàn bộ. Quy tắc rất đơn giản, lá nào hư nặng hơn thì cắt bỏ trước.
“Rửa sạch” đất để loại bỏ phân bón thừa
Khi đã thực hiện các bước trên, bạn tiếp tục tiến hành thao tác “rửa đất”. Tưới đẫm nước để nước chảy ra khỏi các lỗ thoát nước và thoát ra ngoài. Nước chảy ra ngoài sẽ dẫn theo các dinh dưỡng hòa tan trong đất đi theo. Lặp lại điều này 3-4 lần cho những chu kỳ tưới nước tiếp theo.
Mẹo: Việc rửa đất thường hiệu quả với các loại giá thể thoát nước tốt và chậu trồng có lỗ thoát nước. Nếu chậu trồng cây có đế lót, hãy đảm bảo bạn đổ ngay phần nước trong đế lót để tránh cây tiếp tục hấp thụ ngược trở lại.
Cân nhắc thay đất cho chậu cây trồng
Thay đất là phương pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng thừa phân bón. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện như một biện pháp cuối cùng. Bởi việc thay đất cũng giống như thay đổi môi trường sống của cây, chúng có thể khiến cây vốn dĩ đã yếu lại càng yếu thêm.
Chỉ tiến hành thay đất nếu sau 2-3 tuần cây của bạn vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, hoặc ra mầm lá mới. Khi thay đất cần gỡ bỏ một phần đất cũ khỏi rễ cây. Đồng thời, dùng kiềm hoặc kéo sắc, sạch để tỉa bỏ những phần rễ nâu, úng, hoặc khô. Cẩn thận trồng lại cây trong một giá thể phù hợp
Theo dõi cây và ngưng bón phân trong 1 tháng
Nếu cây trồng vừa phục hồi sau khi bị sốc phân bón, chúng cần có lại sự cân bằng ban đầu. Bạn đừng quá lo lắng, cây trồng sẽ có cách để tự hồi phục và phát triển. Sự gấp gáp sẽ không giúp cây trồng tốt hơn.
LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về Cây trồng bị ngộ độc và những dấu hiệu, biện pháp cấp cứu kịp thời cho cây trồng
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !