Nấm hồng hay còn gọi là tảo đỏ là loại bệnh gây hại phổ biến trên các loài cây thân gỗ, từ cây công nghiệp đến cây ăn trái như điều, cao su, xoài, sầu riêng,… Nếu không phát hiện và có biện pháp điều trị bệnh kịp thời, bệnh nấm hồng sẽ lây lan nhanh và gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng, năng suất mùa vụ cũng như kinh tế của nhà nông.
Vậy làm thế nào để phòng trừ và điều trị bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng một cách hiệu quả, cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Tác nhân gây bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Không chỉ riêng trên cây sầu riêng mà hầu hết bệnh nấm hồng trên các loại cây thân gỗ khác đều do nấm Erythricium salmonicolor gây ra.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Khi cây sầu riêng vừa bị nấm hồng xâm nhập, thông thường trên vỏ cây sẽ xuất hiện một lớp tơ màu trắng đục, sau đó chuyển thành lớp lông nhung màu hồng hoặc đỏ thẫm (hoặc nâu đỏ) hình tròn kích thước lớn – nhỏ khác nhau.
Nấm hồng gây hại trên cây sầu riêng ở các vị trí thân, cành và lá của cây sầu riêng. Trên thân và cành, bên dưới vị trí xuất hiện nấm hồng, mô vỏ của cây sẽ bị thâm và thối làm cho cây không thể vận chuyển, hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, dần dần khiến cành bị khô, nứt vỏ, nếu nặng sẽ chết cành hoặc chết cây.

Lớp phủ phấn của nấm hồng trên lá làm giảm khả năng quang hợp của lá sầu riêng từ đó khiến cây giảm sức sống và không còn xanh tốt.
Đặc biệt, nấm hồng rất thường xuất và gây hại chủ yếu ở chảng ba của cây sầu riêng, sau đó là những cành non, chúng mọc lên tại nơi phân cành gây tình trạng khô héo, chết cành hoặc có thể gây mục một bên đối với cành lớn.
Chính vì thế, bà con nông dân cần quan sát thường xuyên ở những vị trí này để sớm phát hiện bệnh.
Điều kiện phát triển bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Nấm hồng gây bệnh phát sinh mạnh trên cây sầu riêng trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mưa gió liên tục, sương mù nhiều. Ngoài ra, khi mật độ cây trồng trong vườn quá dày, rậm rạp gây thiếu ánh sáng cũng tạo điều kiện để nấm hồng sinh sản và phát triển
Trong điều kiện thích hợp, bào tử nấm sẽ bay trong không khí do mưa gió từ đó dễ dàng lây lan sang những cành khác và cây khác. Ngoài ra nấm hồng cũng có thể rơi vào đất và lan truyền qua nước tưới hay nước mưa.
Nấm hồng cũng phát triển mạnh ở những vườn sầu riêng không được chăm sóc tốt như đất xấu, thiếu hữu cơ, kém thoáng khí, độ pH thấp, trên cây có vết thương hở do chặt chém cành.
Vì vậy, nếu cây sầu riêng được bổ sung dinh dưỡng không cân đối, thiếu các dưỡng chất quan trọng khiến vỏ cây bị nứt cũng tạo điều kiện cho nấm hồng gây hại tấn công.
Đặc biệt, bệnh nấm hồng thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn trước và sau thu hoạch do cây đang suy yếu sau thời gian mang trái.
SẢN PHẨM TOP VIL CHUYÊN TRỊ BỆNH NẤM HỒNG TRÊN SẦU RIÊNG
TOPVIL THÁI – THUỐC ĐẶC TRỊ NẤM HỒNG, THÁN THƯ
THÀNH PHẦN TOPVIL THÁI
Hexaconazole: 111 g/l;
Dung môi và phụ gia vừa đủ 1 lít
– Thuốc trừ nấm bệnh cao cấp phổ tác dụng rộng phòng trừ hữu hiệu nhiều bệnh hại trên các loại cây trồng.
– Có tác dụng kìm hãm sự sinh tổng hợp chitin của vách tế bào, lưu dẫn nhanh chóng vào trong cây qua lá và di chuyển hướng ngọn.
– Ức chế mạnh sự sinh trưởng của sợi nấm, ngăn chặn sự tạo thành bào tử nấm.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TOPVIL THÁI
– Cách pha: Pha 25 ml thuốc trong bình 20 lít nước.
– Liều lượng: Nấm hồng, thán thư: 0.15%; Lem lép hat: 0.6 lít/ha.
– Lượng nước phun: 400 – 600 lít/ha.
– Phun thuốc ướt đều cây trồng, phun khi bệnh xuất hiện; Khi lúa chuẩn bị trồ và khi trổ đều.
– Thuốc được đăng ký trị: Nấm hồng, thần thư, lem lép hạt.
– Thời gian cách ly: 7 ngày.
Qua bài viết trên chắc bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về bệnh nấm hồng trên sầu riêng và những biện pháp trị bệnh nấm hồng trên sầu riêng để giúp cây khỏe mạnh
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ hotline nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !