Chat hỗ trợ
Chat ngay
RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ HIỆU QUẢ

Rầy nhảy tấn công chủ yếu trên lá khiến lá bị tổn thương, rụng nhiều, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây suy yếu. Hiểu rõ về đặc điểm sinh học của rầy nhảy và tác hại của chúng là yếu tố then chốt để bảo vệ và nâng cao hiệu quả trồng trọt sầu riêng.

Qua bài viết sau quý bà con sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về đặc điểm rầy nhảy, dấu hiệu gây hại cũng như những biện pháp phòng ngừa hiệu quả !

RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG
RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG

KHÁI NIỆM VỀ RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG ?

Rầy nhảy hay còn gọi là rầy xanh là loại côn trùng gây hại nguy hiểm trên cây sầu riêng. Chúng phát triển và gây hại vào tất cả các giai đoạn nhưng tấn công mạnh nhất vào thời điểm cây ra đọt non làm cháy lá, rụng lá non hàng loạt, khiến cành trơ trọi.

Rầy nhảy có tên khoa học là Amrasca durianae Hongsaprug, thuộc Họ Cicadellidae, Bộ Hemipter. Chúng xuất hiện phổ biến ở các vườn trồng sầu ở các nước châu Á như Việt Nam, Thái Lan.

ĐẶC ĐIỂM CỦA RẦY NHẢY GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG ?

ĐẶC ĐIỂM CỦA RẦY NHẢY GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG
ĐẶC ĐIỂM CỦA RẦY NHẢY GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG

Rầy nhảy hay còn được gọi là rầy phấn có danh pháp khoa học là Allocaridara malayensis là nhóm đối tượng gây hại phổ biến trên cây sầu riêng. Rầy nhảy hại sầu riêng thường xuất hiện nhiều vào mùa nắng. Một vòng đời hoàn chỉnh của rầy nhảy trải qua các thời kỳ sau: 

Trứng: nhỏ, dài khoảng 1mm, hình bầu dục, đầu hơi nhọn, có màu vàng nhạt, Trứng thường đẻ theo từng ổ từ 12 – 14 trứng/ổ, Trứng nằm trong mô lá non., 

Ấu trùng: Rệp mới nở có màu vàng nhạt, Sau 3 ngày, trên cơ thể ấu trùng rệp sẽ xuất hiện một lớp sáp mỏng và các tua sáp trắng kéo dài ở thân, phần đuôi của rệp non có các sợi lông trắng tua dài nhìn như là đuôi gà. Rệp nhảy có tính linh động mạnh, di chuyển rất nhanh. 

Rệp trưởng thành: Có kích thước khoảng 3 -4 mm, thân màu vàng nhạt, cách trong suốt Rệp nhảy trưởng thành nằm chủ yếu ở mặt dưới của lá và thời gian sống ở giai đoạn này có thể kéo dài đến 6 tháng. Ở rệp nhảy trưởng thành thì khả năng di động kém ở rệp non, chúng ít bay thường xuyên, chỉ di chuyển khi có sự quấy phá từ bên ngoài. 

DẤU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT CỦA RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG ?

DẤU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT CỦA RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG
DẤU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT CỦA RẦY NHẢY TRÊN SẦU RIÊNG

Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời. Lá sầu riêng bị rầy nhảy chích hút làm mép lá cháy xoăn

Hiện tượng cháy khô lá và rụng khi bị rầy nhảy chích rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cây trồng khác như thán thư hay táp nắng, nhiễm mặn.

Ngoài ra, trong quá trình sinh sống, rầy nhảy còn tiết ra các chất là môi trường rất tốt cho nấm bồ hóng phát triển phủ đen bề mặt lá ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.

HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG MÀ RẦY NHẢY GÂY HẠI TRÊN SẦU RIÊNG ?

  • Lá cây bị tổn thương làm giảm khả năng quang hợp, sinh trưởng và phát triển của cây. 
  • Hoa bị tấn công làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây. Từ đó làm giảm năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế. 
  • Bên cạnh đó, sự tấn công của rầy nhảy còn tiết ra các dịch ngọt thu hút các loại nấm hại phát triển và tấn công cây trồng. 
  • Trong mùa khô nếu không kiểm soát kịp thời rầy lây lan nhanh chóng sang các vườn khiến cho diện tích bị hại tăng cao, năng suất cây trồng giảm mạnh. 

LỜI KẾT:

Qua bài viết trên chắc hẳn bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về về đặc điểm rầy nhảy, dấu hiệu gây hại cũng như những biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *