Rong rêu bám trên thân cây trồng là hiện tượng phổ biến, dễ dàng bắt gặp mỗi khi mùa mưa về. Vậy có nên tẩy rong rêu, rửa vườn sạch sẽ hay không? Và rong rêu có gây ảnh hưởng đến cây trồng không? Mời bà con nông dân cùng tìm hiểu trong bài viết sau !
RONG RÊU LÀ GÌ ?
Rêu là loài thực vật thân mềm, không có rễ, chúng không thể lấy nước như hầu hết các loại cây khác và cũng không cần đất để phát triển, thay vào đó, chúng sẽ hấp thu lượng nước cần thiết từ độ ẩm không khí.
Điều đặc biệt mà ít người biết đến đó chính là rêu có hạt giống. Hạt giống của rêu có kích thước rất nhỏ, chính vì thế chúng dễ dàng phân tán đi khắp nơi nhờ gió. Những khe hở, ngóc ngách của cây chính là nơi lý tưởng để hạt giống rêu dừng chân, trú ngụ và chờ điều kiện thuận lợi để nảy mầm và phát triển.
Ngoài việc tạo vẻ ngoài không đẹp mắt và gây ấn tượng xấu về mặt cảm quan trên lớp vỏ cây trồng, rong rêu còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây nếu chúng mọc ký sinh trên thân cây quá nhiều.

NGUYÊN NHÂN XUẤT HIỆN RONG RÊU TRONG VƯỜN
-
Vườn sử dụng nhiều phân bón lá
Vườn sử dụng nhiều phân bón lá, đặc biệt phân có hàm lượng đạm cao tạo điều kiện cho rong rêu phát triển nhiều. Sử dụng phân bón lá thường xuyên, đối với vườn cây ăn trái trồng rậm rạp, không có ánh sáng chiếu vào nhiều sẽ làm cho độ ẩm trong vườn tăng, đây chính là môi trường yêu thích để rong rêu sinh trưởng và phát triển.
-
Bón phân thừa đạm
Khi bón phân bón gốc dư đạm sẽ tạo điều kiện cho rong rêu xuất hiện trên nền đất. Nếu điều kiện vườn cây ăn trái có ẩm độ cao, vườn có nhiều bóng râm, sẽ là cơ hội cho rong rêu phát triển. Rong sẽ đi từ phần rễ, gốc đi lên thân, cành nhánh.
-
Vườn cây bị bệnh bị suy
Đối với cây trồng trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, việc kém dinh dưỡng sẽ làm cho cây trồng kém phát triển. Khi cây trồng kém phát triển sẽ là cơ hội để cho rong rêu, địa y, nấm ký sinh vào cây trồng. Từ đây chúng ta có thể hiểu rằng, việc rong rêu mọc nhiều trên cây cũng phản ánh vấn đề dinh dưỡng của cây và bộ rễ.
-
Vườn ít chăm sóc
Vườn cây ít được chăm sóc, không được cắt tỉa cành thường xuyên sẽ khiến vườn không thông thoáng, nắng không thể chiếu vào làm độ ẩm tăng, cây không có điều kiện quang hợp tốt, khiến cho rong rêu hình thành. Ngoài ra, việc không dọn dẹp lá rụng, tàn dư dưới đất, dưới gốc cây cũng tạo điều kiện cho độ ẩm tăng cao, đặc biệt là vào những ngày mưa, khiến rong rêu dễ hình thành, bám quanh gốc và trên nền đất.
-
Đất pH thấp, đất bạc màu
Độ pH trong đất cũng quyết định đến việc xuất hiện rong rêu. Độ pH đất thấp và đất bạc màu là môi trường thích hợp để rong rêu phát sinh và phát triển.
TÁC HẠI CỦA RONG RÊU ?

- Rong rêu gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng và sự tăng trưởng, phát triển của cây.
- Không hút dinh dưỡng của cây nhưng chúng bó chặt cây trồng khiến cây suy yếu, khô cành, nếu tình trạng nặng có thể gây chết cành.
- Rong rêu mọc nhiều có thể khiến cây bị gãy cành bởi sức nặng của chúng khi phát triển.
- Làm độ ẩm tăng tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển, sinh trưởng, ảnh hưởng đến bông và trái.
- Rong rêu là nơi giữ lại bào tử nấm, mầm bệnh, là môi trường thuận lợi cho nấm bệnh và côn trùng chích hút lưu trú.
- Còn gây khó khăn trong quá trình thu hoạch vào mùa mưa bởi tính trơn trượt mà chúng tạo ra.
BỘ THUỐC CHUYÊN TẨY RÊU PHÒNG KHUẨN, SẠCH NẤM HẠI CÂY

PHYTO PHOSCOP – NGĂN NGỪA NỨT THÂN, XÌ MỦ TRÊN SẦU RIÊNG
THÀNH PHẦN PHYTO PHOSCOP
- Copper chelate ( Đồng- Cu)………….40.000ppm.
- Phosphite ( lân hữu hiệu- PO):………27%.
- pH:…………………………………………….7.
- Tỷ trọng:…………………………………….1.5.
CÔNG DỤNG PHYTO PHOSCOP
Phyto Phoscop rửa vườn sau thu hoạch và tái tạo mô tế bào, tăng cường nhựa sống cho cây trồng.
Sử dụng trong gian đoạn phân hóa mầm hoa, tạo búp, làm bông trái vụ. Giúp tăng cường khả năng thụ phấn, trổ hoa đồng loạt.
Bổ sung dinh dưỡng cấp thiết trong giai đoạn cây trồng có biểu hiện suy yếu do nấm hại, vi khuẩn, tuyến trùng, thối rễ, tóp cành, thối nhũng, tẩy sạch rong rêu,….
Góp phần giúp cây không bị suy kiệt, mau chóng phục hồi, sinh trưởng phát triển bình thường.
AGRI COC 800 – PHÂN BÓN PK BỔ SUNG VI LƯỢNG CẦN THIẾT CHO CÂY
THÀNH PHẦN AGRI COC 800
Lân hữu hiệu (P2O5hh): 25%
Đồng (Cu): 800 ppm
Kali hữu hiệu (K2Ohh): 10%
Kẽm (Zn): 800 ppm
Tỷ trọng: 1,5
– Phòng ngừa ngăn chặn nấm gây hại với Nano Copper (Đồng Cu + rửa sạch nấm mốc, rêu xanh trên thân, lá và trái sau mùa mưa.
– Giúp cuốn trái dẻo dai chống rụng bông, rụng trái non, tăng cường khả năng quang hợp nhờ có vi lượng Nano Zinc (Kẽm Zn ++).
– Điều chỉnh kích thích tế bào đề kháng bằng chuỗi phản ứng Polimer Chitosan phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập.
– Kiềm hãm phân tán đạm dư thừa giúp trái to không gây sượng trái bằng Kali Cation, tạo múi to đều, trái thơm ngon.
LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về tác hại của rong rêu cũng như những biện pháp trị rong rêu, nấm khuẩn siêu hiệu quả
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !