Đốm rong gây hại trên lá, thân và cành sầu riêng. Nếu không kiểm soát tốt sẽ làm tổn thương biểu bì lá, gây cháy lá, nứt vỏ và dẫn đến khô cành. Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây !
ĐỊNH NGHĨA BỆNH ĐỐM RONG TRÊN SẦU RIÊNG ?

Bệnh đốm rong trên cây sầu riêng là do loài tảo lục Cephaleuros virescens gây ra. Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa, đặc biệt ở các vườn trồng xen, rậm rạp, thiếu ánh sáng và có độ ẩm cao. Bệnh tập trung chủ yếu trên lá, cành và thân cây. Ngoài ra đốm rong có thể bám màu xanh lên vỏ và cuống trái làm tăng nguy cơ thối trái, ảnh hưởng năng suất và mẫu mã khi thu hoạch.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH ĐỐM RONG TRÊN SẦU RIÊNG ?

Các tản rong ban đầu sẽ có màu xanh như nhung, sau đó chuyển màu vàng cam hoặc rỉ sắt nên nhà vườn thường gọi là bệnh nấm hồng. Cách gọi này có thể nhầm lẫn với bệnh mốc hồng do nấm Corticium samonicolor gây ra.
ĐỐM RONG CÓ HÚT DINH DƯỠNG TỪ CÂY KÝ CHỦ KHÔNG ?
Đốm rong không trực tiếp hút dinh dưỡng, không đâm sâu vào mô cây như các loài nấm ký sinh hay côn trùng chích hút mà nó chỉ lợi dụng bề mặt cây ký chủ để tạo môi trường cho tảo sinh sống, hút nước và “ăn ké” phân bón khi nhà vườn phun vào.
Mặc dù vậy nhưng nếu không kiểm soát thì bệnh sẽ làm biểu bì bị tổn thương, tế bào nhanh mất nước, tạo điều kiện cho cháy lá, nứt vỏ, khô cành xảy ra. Song song đó khi các tản rong phát triển quá nhiều sẽ gây cản trở quang hợp của lá, khiến lá nhanh lão hóa và rụng. Đây là vấn đề khiến nhiều nhà vườn lo lắng, nhất là ở các vùng trồng xen canh giữa sầu riêng với bơ, cà phê, mắc ca…
Vào mùa mưa, đốm rong không ngừng sinh sôi, chúng tích nước từ môi trường ngoài khiến độ ẩm trên cành tăng cao. Qua đây mầm bệnh dễ phát tán và tấn công mắt cua, làm mắt cua bị nín, khô đen. Đối với trái sẽ làm vỏ trái, cuống trái bám mảng rong xanh, mất thẩm mỹ và dễ bị đối tượng Phytophthora làm thối trái.
CÔNG TY THUẬN THIÊN PHÁT GIỚI THIỆU QUÝ NHÀ VƯỜN BỘ THUỐC CHUYÊN TRỊ SẠCH BỆNH ĐỐM RONG TRÊN SẦU RIÊNG
Cách pha: 500gr Zipra + 2 chai thấm sâu APN pha cho 400 lít nước
Ở các giai đoạn khác trong chu kỳ sinh trưởng của cây, nên lựa chọn các loại thuốc trừ bệnh dịu mát, ít gây ảnh hưởng đến cây. Khi phun thuốc, cần đảm bảo thân cành khô ráo và kết hợp thêm chất bám dính để tăng hiệu quả.
Giải pháp tẩy sạch đốm rong, an toàn và sử dụng được mọi giai đoạn gồm Zipra và Thấm sâu 30 giây.
Zipra: Đây là thuốc đặc trị giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh và ngăn chặn sự lây lan của đốm rong. Thuốc tạo lớp bảo vệ, giảm nguy cơ tái nhiễm.
Thấm Sâu 30 Giây: Công thức tiên tiến giúp thuốc thẩm thấu sâu, loang trãi nhanh, đảm bảo Zipra phát huy tác dụng tối đa ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.
Bật mí bộ giải pháp ngoài giúp tẩy sạch rong rêu còn được thêm hiệu ứng trừ nấm hồng, nấm bồ hóng, cháy lá và các bệnh hại do nấm khác gây ra. Phù hợp nhiều giai đoạn, không làm cháy mắt cua, đen bông hay ảnh hưởng đến vỏ sầu riêng.

GIỚI THIỆU CHI TIẾT VỀ BỘ SẢN PHẨM
ZIPRA 80WP – THUỐC TRỪ BỆNH THÁN THƯ, RỈ SẮT, PHẤN TRẮNG
THÀNH PHẦN ZIPRA 80WP
Ziram………………………………….50%w/w
Thiram………………………………..30%w/w
Phụ gia đặc biệt…………………..20%w/w
– Là dòng sản phẩm mới có chứa hỗn hợp hoạt chất Ziram + Thiram
– Có tác động tiếp xúc, phổ tác dụng rộng, thấm nhanh có hiệu quả với nhiều loại nấm gây bệnh hại cây trồng.
– Ziram + Thiram có thể phòng ngừa được các loại bệnh như: mốc sương cà chua, thán thư xoài, nứt thân chảy nhựa (chạy dây) dưa hấu, khô vằn hại lúa, đốm vòng …
– Được đăng ký để phòng trừ thán thư trên cây điều và rỉ sắt trên cà phê.
BONSAI GOLD – THẤM SÂU 30S LOANG TRẢI ĐỀU, THẤM SÂU
THÀNH PHẦN BONSAI GOLD
Boron (Bo) 3000 ppm
Phụ gia Longchain Alcohol C10 Alkoxylated 20 g/l
Canh tác biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Bên cạnh đó, các loài cỏ dại, sâu bệnh hại cũng hình thành cơ chế bảo vệ khiến cho các chế phẩm bảo vệ thực vật bị giảm tác dụng hoặc không thể tiếp xúc được chúng.
Ngoài ra, khi canh tác trong điều kiện thời tiết bất lợi như nắng gắt hay mưa dầm khiến cho các chế phẩm bảo vệ thực vật dễ bị thất thoát đi khiến chi phí canh tác bị đội lên rất nhiều.
Thấm sâu 30 giây của An Phát Nông ra đời để giải quyết tình trạng đó, giúp nhà nông yên tâm hơn trong khâu quản lý dịch hại:
- Hạn chế rửa trôi các chế phẩm bảo vệ thực vật khi trời mưa hay bị bốc hơi do nắng
- Giúp hoạt chất bảo vệ thực vật loang trải đều, bám lâu và thấm sâu trên lá.
- Các loài côn trùng gây hại như rệp sáp, rệp muội, rầy vẩy cá, rầy phấn trắng… có lớp sáp chống thấm nước bảo vệ cơ thể và trong điều kiện ngày nay, lớp sáp ngày càng dày lên.
- Thấm sâu 30 giây sẽ làm tan lớp sáp trên cơ thể côn trùng giúp các hoạt chất bảo vệ thực vật tác động trực tiếp vào đối tượng hại.
Đặc biệt, đối với bà con canh tác cánh đồng mẫu lớn, sử dụng máy bay phun thuốc thì không thể bỏ qua sự hỗ trợ của Thấm sâu 30 giây.
Có Thấm sâu 30 giây sẽ không sợ với lượng nước ít, thuốc không loang trải đều hay dễ bị bốc hơi do nắng nóng.
LỜI KẾT:
Bệnh đốm rong là một trong những bệnh hại trên lá sầu riêng phổ biến vào mùa mưa, gây nhiều ảnh hưởng đến cây trồng. Để bảo vệ vườn sầu riêng, nhà vườn cần kết hợp các biện pháp quản lý bệnh một cách hợp lý, sử dụng thuốc trừ bệnh đúng thời điểm và tăng cường chăm sóc cây để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !