Chat hỗ trợ
Chat ngay
BỌ CÁNH CỨNG CẮN HOA SẦU RIÊNG – MỐI NGUY HẠI TIỀM ẨN CHO MÙA VỤ

BỌ CÁNH CỨNG CẮN HOA SẦU RIÊNG – MỐI NGUY HẠI TIỀM ẨN CHO MÙA VỤ

Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, đặc biệt được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, người trồng sầu riêng thường phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh gây hại – trong đó có bọ cánh cứng – loài côn trùng nhỏ bé nhưng lại là “kẻ thù đáng gờm” của hoa sầu riêng.

Vậy bọ cánh cứng là gì và đặc điểm cũng như dấu hiệu gây bệnh ra sao thì mời bà con cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây nhé !

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỌ CÁNH CỨNG HẠI SẦU RIÊNG ?

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỌ CÁNH CỨNG HẠI SẦU RIÊNG ?
ĐẶC ĐIỂM CỦA BỌ CÁNH CỨNG HẠI SẦU RIÊNG ?

Bọ cánh cứng gây hại trên hoa sầu riêng thường thuộc họ Scarabaeidae, có kích thước nhỏ từ 0.5 – 1.5 cm, vỏ ngoài cứng, màu nâu sẫm hoặc đen bóng. Chúng thường hoạt động mạnh vào ban đêm hoặc sáng sớm, ẩn náu dưới tán lá vào ban ngày.

TÁC HẠI KHI BỌ CÁNH CỨNG HẠI SẦU RIÊNG ?

DẤU HIỆU BỌ CÁNH CỨNG GÂY HẠI TRÊN HOA SẦU RIÊNG ?
DẤU HIỆU BỌ CÁNH CỨNG GÂY HẠI TRÊN HOA SẦU RIÊNG ?

Trong mùa ra hoa, bọ cánh cứng thường xuất hiện với mật độ cao và gặm nhấm các chùm hoa non, gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng:

  • Làm rụng hoa sớm, khiến tỷ lệ đậu trái giảm.

  • Làm tổn thương cuống hoa, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.

  • Gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng trái sau này.

  • Gây rụng hoa hàng loạt.

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng và chất lượng trái.

Nếu không được kiểm soát kịp thời, bọ cánh cứng có thể làm giảm tới 30–50% năng suất sầu riêng trong một vụ mùa.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỌ CÁNH CỨNG HẠI HOA SẦU RIÊNG ?

Để hạn chế thiệt hại do bọ cánh cứng gây ra, bà con nông dân có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Biện pháp canh tác:

  • Tỉa cành, tạo tán thông thoáng để hạn chế nơi trú ngụ.

  • Vệ sinh vườn, thu gom hoa rụng và tàn dư thực vật để tiêu hủy.

Biện pháp sinh học:

  • Dùng bẫy đèn để bắt bọ trưởng thành vào ban đêm.

  • Dùng nấm xanh, nấm trắng (Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae) – chế phẩm sinh học an toàn cho môi trường.

Biện pháp hóa học:

Sử dụng thuốc AFUDAN 20SC – HIỆU CARBOSUFAN HP để trị dứt điểm bọ cánh cứng gây hại cho hoa sầu riêng

THÀNH PHẦN AFUDAN 20SC 

Carbosulfan: 200g/l

Phụ gia bổ sung đặc biệt 800g/l

CÔNG DỤNG AFUDAN 20SC 

AFUDAN 20SC – HIỆU CARBOSUFAN HP
AFUDAN 20SC – HIỆU CARBOSUFAN HP

Thuốc AFUDAN 20SC chứa hoạt chất đặc hiệu nhất hiện nay với cơ chế đa tác động: vị độc, xông hơi, thấm sâu nên hiệu quả diệt sâu rất cao, hiệu lực trừ sâu kéo dài.

AFUDAN 20SC tác động lên côn trùng theo cơ chế tác động lên hệ thần kinh khiến cho côn trùng bị tê liệt, ngừng ăn rồi chết, diệt sâu triệt để ngay cả sâu ẩn nấp ở mặt dưới lá nơi thuốc không tiếp xúc. Thuốc AFUDAN 20SC được đăng ký đặc trị sâu đục thân trên lúa và bọ trĩ trên bông vải.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG AFUDAN 20SC 

AFUDAN 20SC – HIỆU CARBOSUFAN HP
AFUDAN 20SC – HIỆU CARBOSUFAN HP
Cách pha: Pha 20-25ml AFUDAN 20SC cho bình 25 lít.
  • Lúa: 1.5-2 lít/ha phun với 400-500 lít/ha khi lúa thấp tho trổ, sau khi bướm rộ 7 ngày.
  • Bông vải: 1.5-2 lít/ha phun với 400-500 lít/ha. Phun thuốc ngay sau khi sâu hại xuất hiện.

LỜI KẾT:

Bọ cánh cứng là mối nguy hại tiềm ẩn cho cây sầu riêng trong giai đoạn ra hoa. Việc chủ động theo dõi, áp dụng các biện pháp phòng trừ hợp lý sẽ giúp nhà vườn bảo vệ năng suất và chất lượng trái, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế.

Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *