Trái sầu riêng có 3 giai đoạn phát triển chính. Tăng trưởng chậm trong khoảng 30 ngày đầu sau khi đậu trái. Giai đoạn này trái chỉ tăng trưởng kích thước, phát triển vỏ và hình thành hạt. Trái tăng trưởng nhanh khi bắt đầu hình thành cơm từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12, sau đó trái hầu như đã trưởng thành, không tiếp tục lớn nữa mà chuyển sang thời kỳ chín.
Vậy chạy trái như thế nào và bộ thuốc chuyên chạy trái là gì thì mời bà con cùng tìm hiểu qua bài chua sẻ dưới đây !

KHÁI NIỆM CHẠY TRÁI SẦU RIÊNG LÀ GÌ ?
“Chạy trái” là cụm từ chưa được đề cập nhiều trong sách vở, chủ yếu là truyền miệng nhằm chỉ ra thời điểm trái từ dứt nhụy đến khoảng 1 tháng tuổi. Tạm hiểu thì chạy không phải là tốc độ lớn trái nhanh mà là chạy trong “chạy đua”, có “người” vượt qua được từng cột mốc và tiến đến đích, đồng thời cũng có “người” bị rớt lại. Tùy địa phương, tùy khu vực mà lý giải và tên gọi có thể khác nhau.
Giai đoạn chạy trái rất nhạy cảm do sinh lý thay đổi, chuyển từ mang bông sang nuôi trái, đồng thời để đào thải bớt những trái không được thụ phấn, số lượng trái quá lớn so với khả năng nuôi của cây mẹ, cạnh tranh các cổ trái lớn – nhỏ thì hormone ức chế trong cây cũng được tổng hợp nhiều.
Thời điểm “hỗn tạp” này, nếu có một thay đổi nhỏ từ môi trường cũng sẽ làm tình trạng rụng trở nên nghiêm trọng. Có thể nói, thành bại của một vụ sầu riêng phụ thuộc nhiều vào giai đoạn chạy trái.
MỘT SỐ YẾU TỐ QUAN TRỌNG ẢNH HƯỞNG QUÁ TRÌNH CHẠY TRÁI SẦU RIÊNG ?

Để quá trình “chạy trái” diễn ra thành công và hiệu quả, người trồng sầu riêng cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng sau:
Dinh dưỡng cho cây:
Cây sầu riêng cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là lân và kali và các chất trung vi lượng. Những chất này sẽ hỗ trợ cây phát triển mạnh mẽ, giúp trái “chạy” một cách nhanh chóng mà không bị yếu hay kém chất lượng.
Nhà vườn lưu ý không sử dụng các dòng 3 số hay đạm cao ở thời điểm chạy trái vì dễ đi đọt cũng như sẽ làm trái lớn nhanh quá mức dẫn đến tình trạng nứt gai, xồ trái, thậm chí là rụng nếu lượng dinh dưỡng cung cấp quá dư thừa.
Điều kiện thời tiết:
Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trái sầu riêng. Nắng nhẹ giúp trái phát triển nhanh, nhưng nếu quá nóng hoặc lạnh, trái có thể không phát triển đúng cách. Do đó, người trồng cần theo dõi tình hình thời tiết và điều chỉnh phương pháp chăm sóc cho phù hợp.
QUẢN LÝ NƯỚC
Cây cần nước để hấp thu phân bón, thực hiện luân chuyển nhựa, xả nhiệt quanh rễ và nhiều chức năng sinh lý khác. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước có thể gây đi đọt, dẫn đến cạnh tranh và rụng trái non.
Làm nghịch vụ, thời điểm xổ nhụy nhà vườn thường có tủ bạt 7/3 hoặc 6/4 cho vườn cây. Khi đậu trái rồi, nhà vườn nên hé bạt và nhấp nước lại. Lượng nước ban đầu đưa lại cho cây từ 30%, sau đó gia tăng từ từ qua các ngày.
Vị trí là tưới xung quanh tán, nơi tập trung nhiều rễ cám, tránh tưới trong gốc cây sẽ không hấp thu được mà còn dễ dẫn đến xì mủ.
Kiểm soát sâu bệnh:
Trong giai đoạn “chạy trái”, nhà vườn cần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ, nhưng phải tránh làm gián đoạn sự phát triển của trái. Nên ưu tiên dùng thuốc sinh học, dạng mát, an toàn cho cây và trái non.
Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh phun khi trái đã lớn. Ngoài ra, kết hợp biện pháp phòng trừ cơ học và theo dõi thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời.
Kiểm soát đọt :
Để kiểm soát, có thể dùng kỹ thuật “dìu đọt” (đọt đi chậm, lá già mau). Tuy nhiên, kỹ thuật này cần thực hiện đúng cách và tùy giống cây (ví dụ, Ri6 dễ kiểm soát, còn Thái, Musang King cần tay nghề vững, kết hợp với phun xịt, quản lý nước và phân bón).
BỘ THUỐC: LIQUID CALCIUM + HORTI PONIC + BORON 15% + AUXIN TẢO BIỂN CHUYÊN CHẠY TRÁI SẦU RIÊNG CỰC TỐT

LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc hẳn bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về chạy trái sầu riêng và bộ thuốc chuyên chạy trái sầu riêng siêu hiệu quả
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !