Sầu riêng là một trong những loại trái cây có giá trị kinh tế cao tại Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, trồng và chăm sóc sầu riêng không hề dễ dàng, bởi cây thường gặp phải nhiều loại bệnh hại, trong đó nứt thân xì mủ sầu riêng là một trong những bệnh nghiêm trọng nhất.
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này, dấu hiệu nhận biết ra sao, và cách phòng ngừa cũng như điều trị như thế nào? Hãy cùng Nông nghiệp thuận thiên cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây !

TÌNH TRẠNG BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN SẦU RIÊNG ?
Nứt thân xì mủ ở sầu riêng là tình trạng vỏ thân cây bị nứt, chảy ra chất mủ nhầy, gây ảnh hưởng đến sức sống của cây. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng trồng sầu riêng có khí hậu ẩm ướt, nhất là vào mùa mưa kéo dài. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, cây có thể bị chết hoặc mất năng suất, trái không đạt chất lượng tốt.
NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ SẦU RIÊNG ?

Theo nghiên cứu và thực nghiệm của các chuyên gia nông nghiệp thì bệnh nứt thân chủ yếu do Phytophthora spp, tên khoa học đầy đủ là Phytophthora palmivora gây ra.
Đây chính là cái tên không hề xa lạ gì với bà con nông dân hay các nhà vườn chuyên trồng cây ăn trái đặc biệt là sầu riêng. Phytophthora spp được xếp vào một trong những loài vi sinh vật có sức tàn phá dữ dội, nghiêm trọng hơn, chúng còn được gọi là “kẻ hủy diệt thực vật”.
Phytophthora thường tồn tại trong đất dưới thể động bào tử tự do nhưng lại lây lan qua nước và gió. Đây cũng là điểm cần lưu ý khi lên kế hoạch xử lý Phytophthora. Tốt nhất là áp dụng phương pháp tổng hợp từ thân, cành, lá đến tận dưới vùng rễ bên dưới.
MẸO HAY ĐỂ NHẬN BIẾT BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ TRÊN SẦU RIÊNG ?

Dấu hiệu ban đầu
Trên vỏ thân cây xuất hiện các vết nứt nhỏ, thường có màu nâu hoặc đen. Khi trời ẩm ướt, những vết nứt này bắt đầu chảy mủ trắng hoặc vàng.
Giai đoạn bệnh nặng
Các vết nứt mở rộng ra, chảy mủ nhiều hơn và lan sang các phần khác của thân cây. Cây bắt đầu héo úa, lá vàng rụng, hoa và trái cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bà con nhà vườn cũng nên tranh thủ xem xét để sớm tìm ra các biểu hiện ban đầu của nứt thân xì mủ sầu riêng vào mùa khô hoặc đầu mùa mưa. Thoạt tiên chúng chỉ là những vết tươm nước nhỏ nên rất khó phát hiện khi ở vào giữa mùa mưa. Nếu để lâu dần khiến vỏ bị nứt thành các vết ngắn, dài khác nhau, chảy nhựa màu nâu đỏ. Trên vết bệnh bị nhũn nước, ngâm nước và dần có mùi như bị thối.
Ngay khi tách vỏ ra, nhà vườn sẽ thấy phần lõi cây đã chuyển sang màu hồng nhạt nằm đan xen các vết màu tím, viền gợn sóng. Càng để lâu thì vết bệnh sẽ càng lan vào trong bó mạch gây cản trở nghiêm trọng tới quá trình vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng, khiến cho thân, cành sầu riêng bị thiếu chất và điều tất yếu là dẫn đến suy kiệt.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BỆNH NỨT THÂN XÌ MỦ
Sử dụng thuốc Khuẩn Bạc Hà để chuyên trị bệnh nứt thân xì mủ trên Sầu Riêng
KHUẨN BẠC HÀ – THUỐC TRỪ BỆNH THỐI RỄ, TUYẾN TRÙNG, THỐI NHŨN
THÀNH PHẦN KHUẨN BẠC HÀ
Zeatin: 0,56w/w
Phụ gia đặc biệt: 99,44w/w

Theo danh mục thuốc BVTV Việt Nam, hoạt chất Zeatin đặc trị hiệu quả các loại nấm Fusarium sp, khuẩn, tuyến trùng gây hại trên các loại cây như : vàng lá thối rễ trên tiêu, bưởi, cam quýt, rau màu, thập tự.
Nứt thân xì mủ trên sầu riêng, bơ, mít.
Chết yểu, thối nhũn, héo xanh trên cà chua, khoai tây, dưa leo, bầu bí, ớt, bắp cải.
Thối nhũn, thâm mạch dẫn trên các loại hoa như hoa cúc, hoa hồng…
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KHUẨN BẠC HÀ

Bắp, Lạc, Lúa: Nấm Fusarium, thối rễ, tuyến trùng. Pha 5-15ml/8 lít nước.
Cách dùng: Pha 500ml cho 400 lít nước khi phun là hoặc tưới gốc. Không cần tăng liều.
Lưu ý: Có thể pha chung với các loại thuốc BVTV và phân bón khác.
THỜI GIAN CÁCH LY: 3 ngày
LỜI KẾT
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Bệnh nứt thân xì mủ và những nguyên nhân cũng như cách chữa trị vấn đề trên. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì bà con còn thắc mắc gì về bệnh vui lòng liên hệ hotline 0971.272.030 hoặc website nongnghiepthuanthien.com.vn để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !