Rầy mềm là loài côn trùng nhỏ bé, thường có màu xanh lá cây, vàng nhạt hoặc đen. Chúng có hình bầu dục, thân mềm và di chuyển chậm chạp. Rầy mềm thường tập trung ở mặt dưới lá, chồi non và hoa của cây bắp để hút nhựa. Vậy rầy mềm gây hại như thế nào và mức độ nguy hiểm ra sao thì mời bà con cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây !

NHẬN BIẾT RẦY MỀM HẠI CÂY BẮP
Rầy mềm (Aphididae) là loại côn trùng nhỏ, mềm, thường bám trên lá, thân non của cây bắp. Chúng gây hại bằng cách chích hút nhựa cây, làm cây suy yếu, kém phát triển, và có thể truyền virus khảm lá – một bệnh nguy hiểm làm giảm năng suất bắp nghiêm trọng.
Lá cây héo úa, xoăn lại, hoặc có sọc vàng dọc theo thân và lá.
Ngọn lá chuyển màu đỏ nhạt nếu cây bị nhiễm virus khảm.
Cây còi cọc, chậm phát triển và cho trái nhỏ, chất lượng kém.
Rầy mềm thường xuất hiện theo từng cụm lớn, dễ nhận thấy bằng mắt thường ở mặt dưới của lá
HẬU QUẢ KHI BẮP BỊ RẦY MỀM TẤN CÔNG

Giảm năng suất: Cây không thể quang hợp và hấp thụ dinh dưỡng tốt, khiến trái bắp nhỏ, khó tiêu thụ.
Lây lan bệnh virus: Rầy mềm là vật chủ truyền các bệnh như virus khảm lá, làm cây bắp yếu và dễ chết.
Tăng chi phí chăm sóc: Nếu không xử lý kịp thời, cần đầu tư nhiều hơn vào thuốc trừ sâu và phân bón
CÁCH PHÒNG TRỪ RẦY MỀM HẠI CÂY BẮP

Vệ sinh đồng ruộng: Thu gom và tiêu hủy tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch để giảm nguồn thức ăn và nơi trú ẩn của rầy.
Luân canh cây trồng: Trồng xen canh các loại cây khác nhau để phá vỡ vòng đời của rầy.
Sử dụng giống kháng rầy: Chọn các giống bắp có khả năng kháng rầy để giảm thiểu thiệt hại.
Phun thuốc bảo vệ thực vật: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học hoặc hóa học có hiệu quả cao đối với rầy mềm. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn cho người và môi trường.
Sử dụng thiên địch: Một số loài côn trùng như bọ rùa, ong mắt đỏ là thiên địch của rầy mềm. Việc bảo vệ và khuyến khích phát triển các loài thiên địch này sẽ giúp giảm mật độ rầy trong ruộng.
MỘT SỐ LOẠI THUỐC CHUYÊN TRỊ RẦY MỀM HẠI CÂY BẮP
TASIEU 1.9EC – THUỐC TRỪ SÂU SINH HỌC TRỊ RẦY XANH, BỌ TRĨ
THÀNH PHẦN TASIEU 1.9EC
Emamectin benzoate 1,9%
Thuốc trừ sâu sinh học chứa hoạt chất Emamectin có tính tiếp xúc, hội hấp, vị độc và lưu dẫn cực mạnh.
Có phổ tác dụng rộng. Thuốc đặc trị sâu cuốn lá, nhện gié, bọ trĩ, sâu đục thân, bọ cánh tơ, rầy xanh, nhện đỏ,sâu vẽ bùa, sâu tơ, bọ xít, rệp muội, muỗi hành, rệp sáp, sâu xanh, sâu róm, dòi đục lá, bù lạch, rầy mềm.
OSINAIC 250WP – ĐẶC TRỊ RẦY NÂU, RẦY XANH, RỆP SÁP, BỌ TRĨ APN
THÀNH PHẦN OSINAIC 250WP
Dinotefuran…………………..50g/kg
Buprofezin……………………200g/kg
Phụ gia đặc biệt……………750g/kg
Lưu dẫn mạnh, ức chế sự lột xác
Rầy giảm khả năng đẻ trứng, làm thối trứng
Gây rối loạn hệ thần kinh, tê liệt và làm chết rầy
Hiệu quả đối với các loài có tính kháng mạnh
Trên lúa
- Trừ rầy nâu, bọ trĩ, rầy phấn trắng, ruồi đục lá…
Trên rau màu và cây ăn trái:
- Trừ rầy xanh, bọ trĩ, rệp sáp, rầy mềm…
MEDINO 60WG – ĐÁNH TAN BỌ TRĨ, RẦY CHỔNG CÁNH, RẦY PHẤN TRẮNG
THÀNH PHẦN MEDINO 60WG
Pymetrozine ………………………. 40% w/w
Dinotefuran ……………………….. 20% w/w
Phụ gia đặc biệt …………………. 40% w/w
Dinotefuran có tác dụng tiếp xúc, vị độc, nội hấp. Thuộc nhóm Neonicotinoid trừ được nhiều loại côn trùng ăn lá và chích hút trên nhiều loại cây trồng như rầy (rầy nâu, rầy phấn trắng, rầy mềm, rầy chổng cánh…), bọ trĩ, bọ phấn…
Ức chế tiêu hóa (ngừng ăn ngay), tê liệt thần kinh, triệt đường sinh sản.
Hiệu lực kéo dài 2 tuần.
Sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn thiên địch, phù hợp với nông nghiệp hữu cơ.
LỜI KẾT
Để có hiệu quả phòng trừ cao nhất, bà con nông dân nên tham khảo bài chia sẻ trên cũng như cần tư vấn liên hệ hotline 0971.272.030 để có các biện pháp phòng trừ rầy mềm phù hợp với từng điều kiện cụ thể của vùng. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !