Bệnh thán thư trên ớt gây ra sự lo lắng không hề nhẹ cho bà con. Bệnh không chỉ làm hại tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, cả giai đoạn ra hoa kết trái chúng vẫn phát triển mạnh. Khiến năng suất trái ớt giảm mạnh, trái ớt dù có chín cũng không dùng được.
Vậy bệnh thán thư là gì ? Biểu hiện như thế nào và cách phòng trừ ra sao thì mời bà con cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây !

TÁC NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ỚT ?
Nhiều loại nấm thuộc loại Colletotrichum là tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên cây ớt. Trong đó Colletotrichum nigrum Ell et Hals và C. capsici (Syd) Butler and Bisby là 2 loài phổ biến.
Cả 2 loại này đều làm cho ớt thối rất nhanh. 2 loài nấm này có những khác biệt riêng về đặc điểm hình thái và sinh học. Ở nhiệt độ 28 đến 30 độ C và độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng để chúng sinh sôi và phát triển.

Do vậy bào tử nấm gây bệnh thán thư ớt có sức sống cao, khả năng chịu đựng khô hạn, dễ dàng phát tán nhờ gió và côn trùng.
Nấm gây bệnh thán thư hại ớt luôn có ở trên tàn dư lá, thân cành, quả và hạt ớt bị nhiễm bệnh. Chúng tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử phân sinh.
Vì vậy để phòng trừ bệnh thán thư ớt, chúng ta cần chú ý tới những tàn dư cây ớt bị nhiễm bệnh và hạt giống cũng là những con đường truyền lan bệnh chủ yếu trong tự nhiên.
Ngoài ra nếu là các loại nấm Colletotrichum spp (Colletotrichum gloeosprioides; C capsici, C acutatum, C coccodes) thì sẽ bị triệu chứng vết bệnh có màu trắng trắng xám, bên trong có nhiều vòng đồng tâm nhô lên và có màu vàng nhạt, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.
Ngược lại nếu vết bệnh có màu đen không có nhiều vòng đồng tâm, trong vết bệnh có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, và chỉ gây hại trên trái chín mà thôi, do nấm Volutella sp. gây ra.
TRIỆU CHỨNG BỆNH THÁN THƯ GÂY HẠI TRÊN ỚT ?

Lá thân và quả là những bộ phận bị bệnh gây hại nhiều nhất.
Biểu hiện bị bệnh thán thư trên lá ớt: Vết bệnh hình tròn hoặc không có hình dạng nhất định, xếp theo chiều dài của gân lá. Ban đầu, đốm bệnh có màu nâu nhạt ở mặt dưới lá, sau chuyển màu nâu sậm, có viền đỏ, lan rộng và lõm sâu.
Bệnh thán thư trên cây ớt, cũng như ở lá vết bệnh cũng lõm xuống tạo thành vết dọc màu nâu đen. Khi thấy cây kém phát triển và có là vàng và rụng sớm thì có khả năng là đã bị nhiễm bệnh.
Thiệt hại nặng nhất mà bệnh thán thư ớt gây ra là khi tấn công vào quả ớt làm cho chúng bị thối hàng loạt, nhiều người nông dân bị thất thu 100%. Loại bệnh này hay gây hại trong giai đoạn đang thu hoạch.
Nhiều khi trên giống nhiễm bệnh, gây hại cả trái non, ban đầu xuất hiện những đốm tròn nhỏ có màu xanh đậm, lõm xuống, hơi ướt, sau đó vết bệnh lớn dần có hình thoi đến bầu dục, màu vàng nhạt đến trắng xám hoặc đen, bên trong vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm nhô lên, trên đó có những chấm nhỏ li ti màu vàng.
Bệnh thán thư hại ớt này sẽ tiếp tục tồn tại ở trên những quả ớt đã thu hoạch. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống, tàn dư thực vật hoặc sống trong đất 1-2 năm. Điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát triển.
Điều kiện để nấm bệnh thán thư trên cây ớt phát triển mạnh là khi các bạn trồng dày, bón thừa đạm. Bào tử nấm phát tán nhờ gió, mưa và côn trùng.
SẢN PHẨM CABRIO TOP 600WG CHUYÊN TRỊ BỆNH THÁN THƯ GÂY HẠI TRÊN CÂY ỚT
CABRIO TOP 600WG – DỨT ĐIỂM BỆNH SƯƠNG MAI, THÁN THƯ, GHẺ SẸO
THÀNH PHẦN CABRIO TOP 600WG
Metiram: 550g/ kg;
Pyraclostrobin: 50g/ kg.
Thuốc trừ bệnh thế hệ mới có hiệu lực cao, chặn được tức thời, diệt triệt để nấm bệnh, đồng thời phòng bệnh kéo dài.
Có đặc tính AgCelence giúp cây nhanh chóng phục hồi sau khi bệnh, cây khỏe, lá xanh dày, cho năng suất và chất lượng cao.
Dưa hấu: bệnh sương mai.
Dưa chuột: bệnh giả sương mai.
Cà chua, Dưa leo: bệnh sương mai.
Ớt, hoa kiểng, phong lan: bệnh thán thư.
Khoai tây: bệnh mốc sương.
Đậu nành: bệnh rỉ sắt.
Xoài: bệnh thán thư.
Cam: bệnh ghẻ sẹo.
Lúa: bệnh đạo ôn.
Cam: trị bệnh sẹo.
Đậu tương: trị bệnh rỉ sắt.
LỜI KẾT:
Qua bài viết trên chắc hẳn bà con nông dân cũng đã có thêm cho mình nhiều thông tin kiến thức về bệnh thán thư là gì ? Biểu hiện như thế nào và cách phòng trừ ra sao ?
Bà con còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ về hotline 0971.272.030 để được đội ngũ kỹ sư tư vấn miễn phí hoặc liên hệ Website nongnghiepthuanthien.com.vn. Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu !